Skip to main content

Lễ hội chùa Bắc Nga mang đậm nét văn hoá dân tộc

Dân gian có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi...”. Chắc hẳn không hoàn toàn đúng. Nhưng đối với mảnh đất Xứ Lạng, nếu ai đã từng đến thăm vào dịp đầu năm mới đều cảm nhận thấy, lễ hội xuân tràn ngập trong suốt tháng Giêng. Trong số các lễ hội khác nhau, lễ hội chùa Bắc Nga tổ chức vào ngày 15 tháng giêng (âm lịch) là một trong những lễ hội đặc sắc mang đậm nét văn hoá , thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.Chùa Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc được duy trì lâu đời và có tên “Thiên Nga Tự”, thờ tiên và phật; với địa thế “Rồng chầu hổ phục”, được xây dựng từ rất xa xưa, trong chùa có nhiều văn bia ghi lại nguồn gốc và quá trình công đức, trùng tu của người đời để sống mãi cùng thời gian với nội dung sâu sắc đề cao đức (Chân-Thiện-Mỹ); một trong những văn bia được lập từ thời Bảo Đại, mùa Đông năm Nhâm Thân có nội dung ghi lại: “Thường nghe: Trời Tây đưa may lành, ánh sáng tuệ nở hoa; đất Đông thổ...

 

LSO-Dân gian có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi…”. Chắc hẳn không hoàn toàn đúng. Nhưng đối với mảnh đất Xứ Lạng, nếu ai đã từng đến thăm vào dịp đầu năm mới đều cảm nhận thấy, lễ hội xuân tràn ngập trong suốt tháng Giêng. Trong số các lễ hội khác nhau, lễ hội chùa Bắc Nga tổ chức vào ngày 15 tháng giêng (âm lịch) là một trong những lễ hội đặc sắc mang đậm nét văn hoá , thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Chùa Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc được duy trì lâu đời và có tên “Thiên Nga Tự”, thờ tiên và phật; với địa thế “Rồng chầu hổ phục”, được xây dựng từ rất xa xưa, trong chùa có nhiều văn bia ghi lại nguồn gốc và quá trình công đức, trùng tu của người đời để sống mãi cùng thời gian với nội dung sâu sắc đề cao đức (Chân-Thiện-Mỹ); một trong những văn bia được lập từ thời Bảo Đại, mùa Đông năm Nhâm Thân có nội dung ghi lại: “Thường nghe: Trời Tây đưa may lành, ánh sáng tuệ nở hoa; đất Đông thổ giàu lòng nhân ái, ruộng phúc lan rộng khắp nơi. Người xưa dựng chiếc cầu tốt để cứu giúp loài người, lại còn chuộng việc lưu giữ các cây và hòn đá dựng thành lâu đài để thờ Phật. Một chút nhỏ công đức cũng ghi lại, người có lòng tốt trời ắt soi tỏ tường. Điều tốt nó như vậy chăng? Nay ở xã Hoài Viễn, tổng Hoài Viễn, châu Cao Lộc chùa Tiên Nga nơi danh lam cổ tích, dấu thiên lưu truyền; núi non từ xa chầu lại, mạch nước vòng quanh tạo nên mảnh đất sơn thuỷ linh ứng kỳ lạ…”

 
Múa sư tử trong Lễ hội Chùa Bắc Nga xã Gia Cát (Cao Lộc)

Trải qua nhiều thập kỷ, ngôi chùa được tôn tạo, nâng cấp và đã trở thành điểm tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Hàng năm, cứ vào ngày 15 tháng Giêng, du khách thập phương nô nức kéo về dự lễ hội chùa Bắc Nga, để thắp nén hương cầu may, cầu lộc, cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, con cháu khoẻ mạnh, gia đình hạnh phúc và dự hội với những nét văn hoá độc đáo. Lễ hội chùa Bắc Nga như đã thành tâm điểm chính của huyện Cao Lộc. Huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hoá và Thông tin phối hợp với UBND xã Gia Cát tổ chức chu đáo nội dung lễ hội gồm phần lễ và phần hội. Trong phần lễ bao giờ cũng có con lợn quay, gà, xôi, hoa qủa và các sản vật quý hiếm cúng lễ các vị thần linh. Tiếp theo là phần hội bao gồm lễ khai mạc và các trò chơi văn hoá văn nghệ, thể thao như: tổ chức biểu diễn văn nghệ với các làn điệu mang đậm nét văn hóa dân tộc; tổ chức thi biểu diễn sư tử, võ dân tộc và các hoạt động của đoàn thanh niên…

Lễ hội thu hút khá đông với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, đại diện các huyện, thành phố cùng đông đảo du khách thập phương. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, một số doanh nghiệp còn tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại lễ hội. Đi hội Bắc Nga cảm nhận khó quên đối với mọi du khách đó là thưởng thức món ẩm thực đặc sắc, món lợn quay còn nóng hổi, nức mùi thơm của lá mác mật cùng hương vị đặc biệt do người có kinh nghiệm chế biến đem lại.

Thực hiện kế hoạch tổ chức đón Xuân Tân Mão và tổ chức các lễ hội Xuân Xứ Lạng năm 2011, UBND huyện Cao Lộc đã có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho lễ hội, từ mặt bằng sân bãi nơi tổ chức đến khâu kịch bản tổ chức nội dung phần lễ hội. Được biết, hội Chùa Bắc Nga năm nay cùng với một số lễ hội lớn trên địa bàn còn phục dựng một không gian văn hóa quần chúng, ngoài sân khấu, đó là hát Sli – một làn điệu dân ca đặc sắc của dân tộc Nùng vốn rất thịnh hành trong lễ hội xuân trước đây vài chục năm. Với sự chuẩn bị chu đáo như vậy, tin chắc lễ hội xuân chùa Bắc Nga sẽ còn đọng lại trong lòng du khách mỗi khi đi dự hội xuân và góp phần giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII.

 

theo báo Lạng Sơn điện tử

About